Kết cấu Cầu_Ghềnh

Cầu Ghềnh cũ

Theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, cầu Ghềnh do kiến trúc sư người Pháp Gustave Eiffel thiết kế dài 223,30 m[lower-alpha 2], có kiểu kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép rất kiên cố.[5] Những nhịp cầu được làm hình vòng cung, gồm có bốn vòng nên người dân quen gọi là cầu bốn nhịp. Hình dáng của cầu Ghềnh khá giống với cầu Trường TiềnHuế.[28] Còn theo Bộ Giao thông Vận tải thì cầu dài 224,21 m, gồm 4 nhịp 55,3 m, mỗi nhịp nặng khoảng 200 tấn, bao gồm 2 mố và 3 trụ đặt trên mống giếng chìm có thân bằng bê tông và đá xây.[18]

Cầu Ghềnh mới

Trong cuộc họp báo ngày 21 tháng 3, VNR đã đề ra ba phương án khắc phục cầu Ghềnh như sau:[23]

  • Phương án 1: Khôi phục nguyên trạng theo sơ đồ hiện trạng của cầu Ghềnh. Tập trung khôi phục 110 m bị hư hỏng do sà lan đâm vào. Bố trí sơ đồ nhịp chính thông thuyền là 75 m được gối trên hai trụ mới thi công. Bên cạnh đó bố trí hai nhịp phụ để nối với nhịp 1 và nhịp 4 chiều dài 14,5 m. Phương án phụ thuộc vào kết quả kiểm định của hai trụ T1, T3.
  • Phương án 2 được chia thành hai phương án là 2a và 2b
    • Phương án 2a giữ nguyên cao độ trước đây. Tiến hành thay mới cả ba nhịp 75 m dạng hình vòm như hình cầu Ghềnh cũ. Làm thêm nhịp 1 và nhịp 3, không phải gia cố thêm trụ T1, T3 mà chỉ tăng cường cho mố M1, M2 ở hai đầu nam và bắc. Hai trụ chính giữa sông sẽ làm mới bằng cọc bê tông cốt thép khoan nhồi. Thiết kế phải chống va trôi của tàu thuyền đâm vào trụ. Hai mố M1, M2 chỉ tăng cường thêm kết cấu phần xà mũ, còn giữ lại toàn bộ nền đường hai đầu cầu.
    • Phương án 2b chỉ khác phương án 2a ở chỗ nâng tối đa có thể tĩnh không thông thuyền theo chiều cao lên thêm 1,2 m mà không ảnh hưởng đến các công trình khác. Lúc đó tĩnh không thông thuyền của cầu Ghềnh là 70 m X 6,2 m. Phương án này sẽ tăng thêm một ít kinh phí để nâng vuốt đường hai đầu cầu.
  • Phương án 3: Khôi phục lại toàn bộ cầu Ghềnh theo dạng ban đầu.

Cầu Ghềnh mới có thiết kế gồm 3 nhịp 75 m, dầm dàn vòm thép giản đơn có độ cao 13,5 m và nặng hơn 260 tấn hợp kim thép. Tĩnh không thông thuyền của cầu mới đạt 6,5 m nhờ độ trắc dọc đỉnh ray được nâng thêm khoảng 2,2 m[18] nhằm đáp ứng tĩnh không thông thuyền cấp 3 (cao hơn 2 m so với tĩnh không 4 m của cầu cũ).[2] Ngoài thiết kế cho đường ray, cầu còn có thêm một hành lang phía thượng nguồn rộng 2,4 m làm đường cho người đi bộ, xe đạp, xe máy lưu thông 2 chiều.[27][29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cầu_Ghềnh http://vnexpress.net/photo/thoi-su/tau-keo-sa-lan-... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dam-sap-cau-g... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dau-an-cau-gh... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/duong-bo-tren... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hoan-tat-thao... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baogiaothong.vn/sua-xong-cau-ghenh-truo... http://www.baodongnai.com.vn/chuyenmuc/thoidam/201... http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201201/Khoi-co... http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201305/Cam-xe-...